Product SiteDocumentation Site

Chương 3. Phân tích các cài đặt hiện thời và quá trình di cư

3.1. Sự thích ứng trong các môi trường không đồng nhất
3.1.1. Tương tác với các máy tính hệ điều hành Windows
3.1.2. Tương tác với máy tính hệ điều hành OS X
3.1.3. Tương tác với các máy tính Linux/Unix khác
3.2. Làm thể nào để di cư
3.2.1. Dò tìm và Định danh cách dịch vụ
3.2.2. Quá trình sao lưu cấu hình
3.2.3. Tiếp quản các máy chủ Debian hiện có
3.2.4. Cài đặt Debian
3.2.5. Quá trình cài đặt và cấu hình các dịch vụ đã lựa chọn
Bất kỳ sự sửa chữa tổng thể hệ thống nào cũng nên xem xét đến hệ thống hiện tại. Điều này cho phép tái sử dụng tối đa các tài nguyên khả dụng và đảm bảo khả năng tương thích của các yếu tố khác nhau bên trong hệ thống. Phần này sẽ giới thiệu một khung sườn chung để thực hiện bất kỳ sự di cư nào của một hạ tầng tính toán cho Linux.

3.1. Sự thích ứng trong các môi trường không đồng nhất

Debian kết hợp rất tốt với tất cả môi trường hiện nay và tương tác tốt với bất kỳ hệ điều này nào. Sự hài hòa gần như hoàn hảo này xuất phát từ áp lực của thị trường đòi hỏi các nhà sản xuất phần mềm phải tuần theo các chuẩn. Sự tuân thủ vào các chuẩn cho phép các quản trị viên dễ dàng chuyển đổi sử dụng các chương trình: clients or servers, bất kể miễn phí hay không.

3.1.1. Tương tác với các máy tính hệ điều hành Windows

Dựa vào SMB/CIFS của Samba đảm bảo các kết nối một cách tuyệt vời với môi trường Windows. Nó chia sẻ file và máy in với các máy tính Windows và bao gồm phần mềm cho phép một máy tính Linux sử dụng tài nguyên có sẵn của các Windows servers.

3.1.2. Tương tác với máy tính hệ điều hành OS X

Các máy tính OS X cung cấp và có thể sử dụng các dịch vụ mạng như file servers và chia sẻ máy in. Các dịch vụ đó được chia sẻ với mạng nội bộ, chấp nhận bất kỳ máy tính nào tìm thấy và sử dụng chúng mà không cần bất kỳ cấu hình nào thông qua sử dụng Bonjour - một ứng dụng dựa trên bộ giao thức Zeroconf. Debian cũng đã xây dựng Avahi cung cấp các chức năng tương tự.
Mặt khác, Netatalk deamon có thể được sử dụng để cung cấp file servers tới các máy tính OS X qua mạng. Nó hoạt động dựa trên giao thức AFP(AppleShare) như là các thông báo yêu cầu, nhờ vào đó mà các servers có thể tự động được tìm thấy bởi các OS X clients.
Các mạng Mac OS cũ (phiên bản trước đây của OS X) đã sử dụng một giao thức khác gọi là AppleTalk. Dành cho nhóm các máy tính đang sử dụng giao thức này, Netatalk cũng cung cấp giao thức AppleTalk (thực sự thì nó đã bắt đầu như là một ứng dụng dựa trên chính giao thức đó). Nó đảm bảo cho hoạt động của file server và máy in, chẳng hạn như là thời gian của server (việc đồng bộ đồng hồ). Điều đó hướng tới các chức năng cho phép ghép nối với các mạng AppleTalk.

3.1.3. Tương tác với các máy tính Linux/Unix khác

Cuối cùng chúng ta nói đến NFS và NIS, cả hai cùng đảm bảo cho sự tương tác trong hệ thống Unix. NFS đảm bảo cho các chức năng của file server, trong khi đó NIS tạo ra đường dẫn cho người dùng. Tầng BSD printing, được sử dụng bởi hệ thống Unix, cũng cho phép chia sẻ các máy in.
Sự thích ứng của Debian với hệ thống OS X, Windows và Unix

Hình 3.1. Sự thích ứng của Debian với hệ thống OS X, Windows và Unix