Product SiteDocumentation Site

1.2. The Foundation Documents (những tài liệu nền tảng)

Sau vài năm khởi động, Debian đã hợp thức hóa những nguyên tắc mà nó tuân theo như một dự án phần mềm tự do. Quyết định này cho phép phát triển một cách có trật tự và hòa thuận bằng cách đảm bảo tất cả tiến độ của thành viên đều phải hướng đến một một tiêu chung. Để trở thành một nhà phát triển Debian, mọi người đều phải xác nhận và chứng minh sự ủng hộ và tuân thủ với những nguyên tắc được thiết lập trong Foundation Documents của dự án.
Quá trình phát triển liên tục bị tranh cãi, trong khi Foundation Documents lại được ủng hộ và đồng thuận rộng khắp, và rất hiếm khi phải thay đổi. Hiến pháp Debian cũng đề nghị những cam kết khác cho tính bền vững của những tài liệu này: cần ¾ đa số có trình độ đồng thuận để chấp nhận bất cứ sửa đổi nào.

1.2.1. Sự Cam kết đối với Người dùng

Dự án còn sở hữu một “khế ước xã hội”. Sao một dự án phát triển hệ điều hành lại có chỗ dành cho những từ ngữ ấy vậy? Câu trả lời khá đơn giản: Debian phục vụ cho người dùng của nó, và do đó, suy rộng ra, là cho xã hội. Khế ước này tóm tắt những cam kết mà dự án đảm nhận. Chúng ta hãy cùng nghiên cứu chi tiết hơn về chúng:
  1. Debian sẽ luôn miễn phí 100%.
    Đây là điều luật thứ 1. Debian là phần mềm miễn phí và sẽ luôn bao gồm toàn bộ và chỉ duy nhất các phần mềm miễn phí. Ngoài ra, tất cả phần mềm được phát triển trong dự án Debian, tự nó, đều sẽ miễn phí.
  2. Chúng ta sẽ đền đáp cho cộng đồng phần mềm miễn phí.
    Bất cứ cải thiện nào được đóng góp bởi dự án Debian, hướng đến một sản phẩm được tích hợp vào trong bản phân phối, sẽ được gửi về cho tác giả của sản phẩm đó (gọi là “upstream” - báo lỗi hoặc đưa ra bản vá, để người maintainer phần mềm cập nhật bản vá đó vào trong bản release (wiki)). Nhìn chung, Debian sẽ hợp tác với cộng đồng thay vì làm việc biệt lập với mọi người.
  3. Chúng ta sẽ không che dấu vấn đề.
    Debian không hoàn hảo, và chúng ta sẽ tìm thấy nhiều vấn đề mới cần sửa hàng ngày. Chúng ta sẽ luôn để toàn bộ database bug report (báo cáo lỗi) của mình công khai với cộng đồng. Báo cáo của mọi người sẽ nhanh chóng được nhìn thấy bởi những người khác.
  4. Ưu tiên của chúng ta là người dùng và phần mềm miễn phí.
    Cam kết này còn khó định nghĩa hơn. Debian áp đặt một sự thiên vị, khi một quyết định buộc phải được thực hiện, sẽ bỏ qua tất cả các giải pháp đơn giản đối với các developer mà ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng, và sẽ lựa chọn một giải pháp tối ưu hơn, kể cả khi khó thực hiện hơn. Có nghĩa là, nếu tính đến độ ưu tiên, quyền lợi của người dùng và phần mềm miễn phí được đặt lên hàng đầu.
  5. Những sản phẩm không đáp ứng được các tiêu chuẩn phần mềm miễn phí của chúng ta.
    Debian chấp nhận và hiểu rằng người dùng có thể muốn dùng một số phần mềm non-free (không miễn phí). Đó là lý do dự án cho phép sử dụng các phần trong hạ tầng của mình để phân phối các package Debian của phần mềm non-free mà có thể được phân phối lại một cách an toàn.

1.2.2. Hướng dẫn của Phần mềm Miễn phí Debian (DFSG)

Tài liệu tham khảo này định nghĩa phần mềm như thế nào là “đủ miễn phí” để được xuất hiện trong Debian. Nếu một giấy phép phần mềm tuân thủ theo những nguyên tắc này, nó có thể được thêm vào main section; trái lại, chỉ khi bản phân phối miễn phí của phần mềm được phép, thì ta mới có thể tìm thấy nó tại khu vực non-free. Khu vực non-free không phải là một phần chính thức của Debian; đó chỉ là một dịch vụ được cung cấp thêm cho người dùng.
Còn hơn cả một tiêu chí lựa chọn đối với Debian, những văn bản này đã trở nên có sức mạnh trong vấn đề phần mềm miễn phí, và được dùng làm tài liệu cho “Open Source Definition (Định nghĩa Mã Nguồn Mở)”. Về phương diện lịch sử, nó là một trong những định nghĩa chính thức đầu tiên về khái niệm “phần mềm miễn phí”.
Giấy phép công cộng GNU (The GNU General Public License), giấy phép BSD, và giấy phép Artistic là những ví dụ về các giấy phép tự do truyền thống đã tuân theo 9 điểm được đề cập đến trong văn bản. Bên dưới bạn sẽ thấy rằng văn bản này đã được công bố trên website Debian.
  1. Free redistribution. (tái phân phối tự do).
    Giấy phép của một thành phần Debian không hạn chế bất cứ bên nào buôn bán hoặc biếu tặng các phần mềm chẳng hạn như một thành phần trong tổng thể software distribution có chứa các chương trình từ nhiều nguồn khác nhau. Giấy phép này không yêu cầu bản quyền hoặc các khoản phí khác cho việc mua bán đó.
  2. Source code (mã nguồn).
    Chương trình phải bao gồm source code (mã nguồn), và phải cho phép phân phối dưới dạng source code cũng như bản đã biên dịch (compiled form).
  3. Các sản phẩm phát sinh (derived works).
    Giấy phép phải cho phép chỉnh sửa và các sản phẩm phát sinh (phần mềm xây dựng dựa trên bản gốc), và phải cho phép chúng được phân phối dưới các điều khoản giống như giấy phép của phần mềm gốc.
  4. Tính toàn vẹn của source code của tác giả.
    Giấy phép này có thể hạn chế việc phân phối các bản source code đã được chỉnh sửa trong trường hợp nếu giấy phép cho phép phân phối các “patch files” cùng với source code cho mục đích chỉnh sửa chương trình trong lúc build. Giấy phép phải cho phép bản phân phối của phần mềm được build từ source code đã được thay đổi. Giấy phép có thể yêu cầu các sản phẩm phát sinh mang một cái tên hoặc phiên bản khác so với phần mềm nguyên bản (Đây là một sự thỏa hiệp. Nhóm Debian khuyến khích tất cả các tác giả không hạn chế bất kì files, source code hay file binary nào, khỏi việc bị thay đổi).
  5. Không có sự phân biệt đối xử đối với cá nhân hay tổ chức nào.
    Giấy phép tuyệt đối không được phân biệt đối xử đối với bất kì cá nhân hay tổ chức nào.
  6. Không có sự phân biệt đối với lĩnh vực nào.
    Giấy phép tuyệt đối không được hạn chế bất kì ai sử dụng chương trình trong một lĩnh vực cụ thể nào. Ví dụ, nó sẽ không hạn chế chương trình sử dụng trong kinh doanh, hoặc dùng trong nghiên cứu tổng quát.
  7. Sự phân bố của giấy phép.
    Các quyền lợi đi kèm với chương trình phải được áp dụng đối với bất kì ai sở hữu chương trình được tái phân phối mà không cần xét đến các điều khoản phát sinh giữa các bên.
  8. Giấy phép tuyệt đối không dành riêng cho Debian.
    Các quyền lợi đi kèm với chương trình không được phụ thuộc vào chương trình đang là một phần của hệ thống Debian. Nếu chương trình được extract ra từ Debian, được sử dụng hoặc phân phối mà không có Debian nhưng lại chịu các điều khoản của giấy phép của phần mềm đó, tất cả các bên sử hữu phần mềm được tái phân phối sẽ có chung quyền lợi với bên được chấp thuận cùng với hệ thống Debian.
  9. Giấy phép tuyệt đối không được tác động tiêu cực đến các phần mềm khác.
    Giấy phép không được hạn chế các phần mềm khác được phân phối chung với phần mềm bản quyền. Ví dụ, giấy phép không được đòi hỏi tất cả các phần mềm được phân phối chung với nó đều là miễn phí.