2.3. Tại sao lại lựa chọn một bản phân phối GNU/Linux ?
Có vài yếu tố đã dẫn tới sự lựa chọn này. Quản trị viên hệ thống, người mà đã quen với bản phân phối này, chắc chắn về việc Debian nằm trong danh sách những ứng cử viên để thay thế cho hệ thống. Điều kiện kinh tế khó khăn cũng như cạnh tranh khắc nghiệt đã giới hạn chi phí cho quá trình này, mặc dù đó là một vấn đề trọng yếu cho tương lai của công ty. Đây là lý do tại sao các giải pháp Mã nguồn mở được lựa chọn một cách nhanh chóng: vài nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chúng ít đắt đỏ hơn các giải pháp bản quyền trong khi cung cấp chất lượng ngang bằng hoặc tốt hơn đủ lâu tùy vào nhân sự có khả năng vận hành nó.
Trong các hệ điều hành miễn phí, bộ phận IT đã xem xét các hệ BSD miễn phí (OpenBSD, FreeBSD, và NetBSD), GNU Hurd, và các bản phân phối Linux. GNU Hurd, chưa phát hành một bản ổn định nào, đã ngay lập tức bị loại. Sự lựa chọn đã đơn giản hơn với BSD và Linux. Lựa chọn đầu tiên có nhiều phẩm chất tốt, đặc biệt là cho các máy chủ. Tuy nhiên, chủ nghĩa thực dụng đã dẫn tới việc lựa chọn một hệ thống Linux, vì nền tảng cài đặt và sự phổ biến của nó đều rất đáng chú ý và có nhiều hệ quả tích cực. Một trong những hệ quả đó là sẽ dễ dàng hơn để tìm một nhân sự được đào tạo để quản trị các máy Linux hơn là các kỹ thuật viên thông thạo với BSD. Hơn nữa, Linux trở nên tương thích với các phần cứng mới nhanh hơn BSD (mặc dù chúng luôn có những cơ hội ngang bằng). Cuối cùng, các bản phân phối Linux thường được áp dụng cho các giao diện có đồ họa thân thiệt với người dùng, điều rất cần cho người mới bắt đầu trong quá trình chuyển đổi toàn bộ các máy tính cho một hệ thống mới.